Việt Nam gia nhập AEC - TOIEC có giá hơn bao giờ hết Khóa học online 28-04-2016

Khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập cộng đồng kinh tế chung AEC, nhiều công ty đưa TOEIC vào điều kiện tuyển dụng thay cho các bằng chứng chỉ quốc gia hay các bằng Anh ngữ học thuật quốc tế. Yêu cầu Anh ngữ trước thềm AEC Việt Nam chuẩn bị gia nhập cộng đồng kinh tế chung AEC (Asia Economic Community) đi kèm với những tác động lớn đến thị trường lao động. 

Tại Việt Nam, một số ngành nghề có hàm lượng tri thức cao đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi làn sóng nhân viên ngoại. Ngay trong lúc này, người lao động Việt cần “giắt túi” những tấm bằng, chứng chỉ quốc tế nếu muốn trụ vững trước những sự thay đổi.



Tám ngành nghề gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, du lịch, điều tra viên trong khối ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương. Trong tương lai gần, danh sách trên chắc chắn sẽ còn kéo dài thêm. Mặc dù, cả 10 nước trong khối ASEAN đều là những quốc gia trong thời kỳ dồi dào về nhân lực lao động, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn về chất lượng nhân sự và khả năng sẵn sàng hội nhập của người lao động giữa các quốc gia ASEAN. 

Những quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei đang nắm lợi thế trong tiến trình hội nhập này vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và khả năng sử dụng tiếng Anh rất tốt. Trong khi nhân sự tại những nước như Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan chỉ coi tiếng Anh như một ngoại ngữ, khả năng sử dụng còn hạn chế. Chọn chứng chỉ Anh ngữ phù hợp Thời gian gần đây việc trang bị một chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế đã trở thành điều tất yếu, tuy nhiên, nhiều người còn hoang mang không biết nên chọn lựa loại chứng chỉ nào để phù hợp cho môi trường làm việc.


Hãy chọn chứng chỉ TOEIC để trang bị khi Việt Nam gia nhập AEC

Mỗi loại chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế đều có những đặc điểm riêng. Bài thi TOEIC chú trọng tới phong cách tiếng Anh trong môi trường kinh doanh toàn cầu và các ngữ cảnh ngôn ngữ cụ thể. Thực tế tại Việt Nam, nhiều công ty đã đưa TOEIC vào điều kiện tuyển dụng của mình, thay cho các bằng chứng chỉ quốc gia chưa đánh giá được hết trình độ thật sự của người lao động hoặc các bằng Anh ngữ học thuật quốc tế như TOEFL, IELTS quá khó cho những người chỉ muốn sử dụng Anh ngữ giao tiếp trong công việc. Với tiếng Anh học thuật, người học phải cần tối thiểu 6 tháng đến 1 năm tùy theo trình độ mới đạt được điểm số như mong đợi thì TOEIC được coi là “dễ thở” hơn khi chỉ cần 3-6 tháng để cải thiện điểm số. Hiện nay, chỉ với các khóa học từ 3-6 tháng, người học đã có thể tăng từ 100 - 200 điểm thi TOEIC hoặc giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh. 

Thu Minh - SV ĐH Thương Mại cho biết, chỉ còn hơn 6 tháng nữa cô ra trường, hiện nay cô đang theo học một lớp tiếng Anh luyện thi cam kết đầu ra 650 TOEIC, đây là số điểm đủ để ứng tuyển vào các công ty lớn trong nước hoặc các công ty nước ngoài. 

Thu Minh tin rằng nếu như có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi ra trường, khi bước vào công việc thực tế cô có thể tự tin đọc hiểu các tài liệu, trả lời email, soạn tài liệu bằng tiếng Anh và giao tiếp thành thạo với người nước ngoài, đây chính là mấu chốt để không bỏ lỡ cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế.